09/09/2022

Điều kiện tự nhiên thuận lợi của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang để phát triển kinh tế

Điều kiện tự nhiên thuận lợi của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang để phát triển kinh tế

Điều kiện tự nhiên thuận lợi của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang để phát triển kinh tế

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN CHÂU THÀNH:

Vị trí địa lý

   Nhìn chung tương đối bằng phẳng, bề mặt bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt. Cao độ trung bình từ 0,3m – 1,2m; độ dốc nghiêng dần từ sông Hậu vào nội đồng theo hướng Bắc – Nam; Đông –Tây (từ phía bờ sông và phía Quốc lộ 1 vào trong đồng ruộng). Do đó, đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng gây khó khăn cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cơ giới hoá nông nghiệp, phát triển giao thông đường bộ và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

- Huyện Châu Thành nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hậu Giang, tiếp giáp và cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10 km về phía Nam. Vị trí địa lý có tọa độ từ 9050’ đến 9059’ vĩ độ Bắc và từ 105045’ đến 105054’ kinh độ Đông; tứ cận tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long Phía Nam giáp thành phố Ngã Bảy

- Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Vĩnh Long

- Phía Tây giáp huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp

Về giao thông đường bộ, có các tuyến huyết mạch như Quốc lộ 1, Quốc lộ Nam sông Hậu, ĐT.927C, ĐT.925 nối liền Quốc lộ 1, kết hợp với các đường huyện, xã tạo nên hệ thống giao thông liên vùng giữa huyện và các địa phương khác trong vùng rất thuận lợi. Về giao thông đường thủy có sông Hậu trãi dài trên địa phận và hệ thống sông lớn nhỏ, các kênh rạch chằng chịt tạo thuận tiện trong việc lưu thông và trao đổi kinh tế của huyện với các vùng lân cận. Do đó, huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo đúng mục tiêu đã đề ra.

Khí hậu

- Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, với những đặc trưng chủ yếu sau:

- Chế độ nhiệt: trung bình năm khá cao khoảng 27,6oC. Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 26oC, tháng 5 có nhiệt độ cao nhất là 30oC.

- Chế độ mưa: trong năm hình thành hai mùa mưa và khô. Mùa mưa từ tháng 5-11 trùng với gió mùa Tây Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa cả năm khoảng 1.309,8 mm, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa tuy lớn nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong mùa nên gây tình trạng ngập úng trong mùa mưa.

- Chế độ ẩm: cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, trung bình cả năm 81,8%, thấp nhất là 74% vào tháng 3 và cao nhất là 86% vào tháng 10.

- Chế độ nắng: số giờ nắng trong năm khá cao khoảng 2.612,6 giờ/năm.

- Chế độ gió: phổ biến với hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11, thổi vào từ vịnh Thái Lan, mang theo nhiều hơi nước nên gây mưa; và gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thổi từ lục địa sang nên khô và nóng. Ngoài ra, khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 còn có gió chướng, trong mùa mưa còn xuất hiện các cơn lốc xoáy bất ngờ, gây ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

   Với những đặc điểm khí hậu như trên tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy sản đa canh và thâm canh có hiệu quả cao. Tuy nhiên, vào mùa mưa phải tốn một khoản chi phí khá lớn để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho khâu phơi sấy, tồn trữ và bảo quản nông sản.

Thuỷ văn

- Chế độ thuỷ văn trên địa bàn Huyện chịu tác động của 03 yếu tố: dòng chảy chính sông Hậu, cùng với 04 nhánh sông: Cái Côn, Cái Dầu, Mái Dầm và Cái Cui; chế độ mưa nội tại và chế độ thuỷ triều biển Đông.

- Thuỷ triều biển Đông: chế độ bán nhật triều với 2 kỳ triều cường (15 và 01 âm lịch) và 2 kỳ triều kém (07 và 23 âm lịch) trong mỗi tháng, thời gian mỗi kỳ kéo dài 2-3 ngày. Thủy triều biển Đông theo sông Hậu và kênh rạch tác động vào khu vực phía Bắc khá mạnh, yếu dần khi vào sâu trong nội đồng (5-10 km). Biên độ triều chênh lệch khá lớn nên có tác dụng lớn trong việc tưới tiêu cho hầu hết diện tích đất đai trên địa bàn.

+ Tính chất đất phù sa: các loại đất trong nhóm đều là đất tốt, có phản ứng từ không chua đến chua ít ở tất cả các tầng đất; mùn, đạm tổng số từ trung bình đến giàu ở tầng mặt (mùn 2,896 – 5,558g/100g) và giảm dần ở các tầng sâu hơn; kali tổng số và kali trao đổi từ trung bình đến khá; lân từ trung bình đến nghèo; hầu hết diện tích là đất phát triển, thuần thục đến 1,2m, hầu như không có yếu tố hạn chế và được bồi phù sa hàng năm.

+ Khả năng sử dụng: thích hợp cho các cây trồng nhiệt đới, nhất là lúa

Chế độ dòng chảy trên sông rạch: chia thành 2 mùa rõ rệt bao gồm:

+ Mùa kiệt: nối tiếp mùa lũ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mặc dù lưu lượng nước trên sông, rạch thấp nhưng do tác động của thủy triều và do Huyện nằm cạnh sông Hậu nên toàn bộ diện tích có thể khai thác khả năng tưới tự chảy.

+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11. Dòng chảy của lũ thời kỳ đầu tập trung trong lòng dẫn, sau đó vượt qua bờ bao tràn vào đồng ruộng gây ngập lụt. Tuy nhiên vào mùa lũ việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện ít bị ảnh hưởng do hệ thống đê bao đã khá hoàn chỉnh.

   Với đặc điểm thủy văn của huyện, tuy đã tạo ra những khó khăn nhất định về kinh tế - xã hội nhưng vào mùa lũ hàng năm đã cung cấp cho huyện lượng phù sa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và cung cấp nguồn lợi thủy sản.

Tài nguyên đất

Hiện nay trên địa bàn huyện có 03 nhóm đất chính là đất phù sa, đất phèn và đất líp, Trong đó:

- Nhóm đất phù sa: diện tích khoảng 4.579 ha, chiếm 32,51% diện tích tự nhiên, bao gồm các loại như Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf); đất phù sa gley (Pg); đất phù sa có đốm rỉ P(f); đất phù sa có tầng loang lỗ, có kết von giả Pf(c) nước, cây ăn trái và cây công nghiệp lâu năm.

- Nhóm đất phèn: diện tích khoảng 100 ha, chiếm 0,71% DTTN, bao gồm các loại như Đất phèn hoạt động đã thủy phân rất sâu >80 cm (Srj3); đất phèn hoạt động đã thủy phân sâu 50-80 cm (Srj2).

+ Tính chất đất phèn: có độ phì tiềm tàng cao, tầng đất mặt có nhiều chất hữu cơ đã bị phân hủy và bán phân hủy; đất có phản ứng chua nhiều ở tầng mặt và rất chua ở tầng có chứa jarosite; mùn, đạm tổng số rất giàu ở tầng mặt và giảm xuống trung bình ở tầng dưới; lân tổng số và dễ tiêu rất nghèo ở tầng mặt và có chiều hướng tăng lên ở các tầng dưới; kali ở mức trung bình; nhôm di động cao ở tầng có chứa jarosite.

+ Khả năng sử dụng: đối với sản xuất nông nghiệp khả năng sử dụng phụ thuộc chính vào khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô, và thực tế đã chứng minh đất phèn đã và đang được hệ thống thủy lợi tiếp tục cải tạo hiệu  quả, nhất là đối với đất phèn tầng sâu, điều kiện tưới tiêu tốt, năng suất lúa 2-3 vụ không kém nhiều trên vùng đất phù sa.

- Nhóm líp: diện tích khoảng 8.263,23 ha, chiếm 58,66% DTTN, phân bố tập trung dọc theo các tuyến kênh rạch, các trục lộ giao thông lớn, các cụm, tuyến dân cư tập trung. Đất không bị ngập lũ, thành phần lý hóa tính đã bị thay đổi nhiều do quá trình sử dụng,

 Ngoài ra, đất sông, kênh, rạch có diện tích 1.144,04 ha, chiếm 8,12% DTTN, phân đều trên địa bàn huyện.

   Nhìn chung, nguồn tài nguyên đất của huyện có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu của các mục đích chuyên dùng, cũng như canh tác nông nghiệp - thủy sản. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế trong quá trình khai thác sử dụng đất, nhất là đối với nhóm đất phèn, vì gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên nước

- Nước mặt: huyện có nguồn nước mặt dồi dào do được cung cấp bởi hệ thống sông, kênh, rạch khá dày đặc trên địa bàn, đặc biệt là nguồn nước từ sông Hậu, sông Mái Dầm, sông Cái Côn. Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng nước phân bố không đều

- Trong năm, vào mùa khô mực nước thấp nên hầu hết diện tích canh tác phải bơm tưới, mùa mưa gây ngập úng cục bộ nên đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân.

NHÀ ĐẤT BẮC TRUNG NAM:

Bình luận của bạn